Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Những "con đường" dẫn tới bệnh đau dạ dày nhanh nhất

Có rất nhiều thói quen chúng ta tưởng như vô hại nhưng thực chất chính chúng lại là những "con đường" dẫn tới bệnh đau dạ dày nhanh nhất.


1. Làm việc quá sức

Khi bạn làm việc quá sức sẽ dẫn đến sự suy kiệt năng lượng, kéo theo sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng. Từ đó, chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu. Điều này dẫn tới dạ dày dễ bị mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cấp đủ máu. Khi dạ dày bị dư axít, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hại và gây ra tình trạng đau dạ dày.


2. Ăn uống không khoa học

Ăn uống khoa học là việc hết sức cần thiết để bảo vệ dạ dày của bạn. Ăn quá nhanh, ăn không đúng giờ, ăn không hợp vệ sinh, ăn đồ ăn lạnh, hay đồ ăn nhiều gia vị... đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày.

Nếu bạn ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nghiền kĩ ở khoang miệng đã bị chuyển xuống dạ dày, từ đó tăng gánh nặng cho dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày. 

Đồ ăn lạnh, thức ăn chứa nhiều gia vị có thể gây kích thích mạnh cho dạ dày, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Đồ ăn, uống lạnh có thể khiến cho các mạch máu ở dạ dày mở rộng, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan khác và cản trở việc tiêu hóa bình thường.

Ăn quá nhiều trong bữa tối, đặc biệt nếu bạn ăn các loại thức ăn khó tiêu trước khi ngủ sẽ ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến các căn bệnh như đau, viêm, loét dạ dày.

Ăn không đúng bữa cũng gây hại cho dạ dày vì bình thường, đến một giờ cố định, dạ dày sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu đến thời gian đó mà bạn không bổ sung thức ăn thì lượng axit sản sinh ra sẽ bị dư thừa, từ đó có thể  gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày.

Vừa ăn vừa làm việc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Khi làm việc, nhất là làm việc trí não, một lượng lớn máu sẽ được “huy động” tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động trí não. Lượng máu cung cấp cho dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hoá bị giảm đi, do vậy, dễ gây tổn thương cho dạ dày.

3. Căng thẳng thần kinh


Hiện tượng đau dạ dày do căng thẳng thần kinh thường gặp nhất ở đối tượng là dân văn phòng. Khi bạn rơi vào trạng thái khó chịu, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi... sự tiết dịch ở dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo. Đó là nguyên do tại sao chức năng tiêu hóa của dạ dày không được thực hiện tốt như mọi khi. Sự căng thẳng về tâm lý, cảm xúc có thể kéo theo ảnh hưởng xấu ở dạ dày.

Do đó, trầm cảm kéo dài, lo lắng cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

4. Lạm dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Khi các niêm mạc này bị ảnh hưởng và không làm tốt chức năng bảo vệ thành dạ dày thì sẽ dẫn tới hiện tượng dạ dày co bóp bất thường, gây đau. Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng còn làm xuất hiện các vết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. 

Do vậy, nếu cảm thấy chưa thực sự cần thiết, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ.

5. Uống rượu bia quá độ

Trong tất cả các loại rượu bia hay đồ uống có cồn đều chứa các men vi sinh. Các loại men này nếu vào cơ thể ở mức vừa phải thì sẽ có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu, bạn uống rượu bia quá nhiều, lượng men vi sinh vào cơ thể ở mức quá tải thì sẽ gây ra những rối loạn trong đường tiêu hoá và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, từ đó gây ra các bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày...

Bạn muốn chấm dứt những cơn đau dạ dày triền miên?

Những điều cần tránh khi da nhiều mụn

1. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày

Đừng tưởng rằng mụn nổi loạn đơn thuần là do vệ sinh kém, nhiều bụi bẩn trên da. Đó cũng chỉ là một trong hàng loạt các nguyên nhân góp phần làm xấu khuôn mặt của bạn mà thôi.

Vậy nên việc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày và lạm dụng các loại sữa/kem rửa mặt đôi khi gây phản tác dụng do tuyến bã nhờn trên da “tăng ca” khi lớp dầu trên da liên tục bị rửa trôi.

Một khi tuyến bã nhờn hoạt động quá công suất, lỗ chân lông bị giãn nở, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, làm tăng nguy cơ mọc mụn.


2. Dùng tay lấy mụn

Nếu dùng tay hoặc những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để lấy mụn trứng cá sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây sẹo do các vết đó bị nhiễm khuẩn, sưng to.

3. Hút thuốc, ăn cay, thức ăn sẵn và nhiều dầu mỡ

Nicotin trong thuốc lá gây co buyết quản, làm cho những độc tố trong huyết dịch và bạch huyết tích tụ lại, hấp thụ ô-xy của các tế bào da giảm, làm giảm chức năng đàn hồi của da, dễ hình thành những đốm thâm.

Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc càng nhiều và dày đặc.

Những loại thực phẩm này sẽ làm tăng “phụ tải” cho tim mạch, đồng thời làm giảm chất lượng vitamin K trong huyết dịch, gián tiếp làm mụn mọc càng nhiều.

4. Tùy tiện dùng các loại kem/phấn trang điểm

Một số loại mỹ phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông, gây mụn trứng cá. Đặc biệt, không nên dùng nước hoa hồng làm se lỗ chân lông, bởi khi lỗ chân lông co vào, nó làm tắc nghẽn quá trình bài tiết chất cặn bã ra ngoài môi trường theo tuyến mồ hôi, khiến mụn mọc càng nhiều.

Bạn cũng nên thận trọng sử dụng các sản phẩm ghi nhãn ngoài “chiết xuất từ thảo dược hoặc chất hữu cơ”. Những sản phẩm loại này trên thực tế có thể kích thích mọc mụn và các nốt mụn cũ trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, với một số sản phẩm chăm sóc da có ghi “Noncomedogenic” hoặc “Nonacnegenic” (Không gây mụn trứng cá) lại có tác dụng trị mụn hiệu quả, bởi thành phần benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.

5. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn

Dùng nhiều loại thuốc trị mụn một lúc không có nghĩa là sẽ phát huy công hiệu nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, lạm dụng thuốc càng làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Việc trị mụn đòi hỏi phải kiên trì. Một chu kỳ trị mụn thường kéo dài khoảng 6-8 tuần và thậm chí lâu hơn. Cần phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có).

6. Những món ăn không nên ăn khi mọc mụn

Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc càng nhiều và dày đặc.

Dưới đây là một số món bạn không nên ăn nhiều ví nó rất dễ khiến da bạn mọc mụn

Nghêu: i-ốt hoặc đồ ăn mặn kích thích mụn phát triển nhanh hơn. Và không may là trong thành phần của nghêu lại rất nhiều i-ốt.

Đồ chiên: ngấm rất nhiều dầu, một trong những hợp chất quan trọng nhất cho mụn trứng cá phát triển. Muốn da bớt mụn trứng cá, các món chiên nên được giảm bớt tối đa.

Tôm: là thức ăn rất giàu dưỡng chất, tuy nhiên tôm không tốt cho làn da những người dễ bị nổi mụn, cần hạn chế.

Ngũ cốc ăn sáng: các loại ngũ cốc được chế biến thành thức ăn nhanh buổi sáng được nhiều người ưa thích vì sự tiện lợi cũng như giá trị dinh dưỡng mang lại. Tuy nhiên ngũ cốc đã qua chế biến công nghiệp giàu chất béo nên kích thích sự phát triển mụn trứng cá. Các loại ngũ cốc thô, ít dầu ăn mới là lựa chọn tốt cho làn da của bạn.

Sữa: tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với người dễ bị mụn trứng cá nên hạn chế dùng hoặc chọn sữa ít béo. Các sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo có thể gia tăng mụn trứng cá.

Đồ đông lạnh: giàu chất béo no, cũng là thực phẩm nên tránh đối với người có da nhạy cảm và nhiều mụn.

Bánh ngọt: là thực phẩm ưa thích của nhiều người. Song hãy cẩn thận vì bánh ngọt chứa nhiều đường, chất béo và tinh bột tinh chế. Ngoài ra bánh ngọt chế biến bằng cách nướng chứa nhiều tác nhân gây mụn hơn nữa.

Bánh mì trắng: được tinh chế và sử dụng đường, làm tăng lượng insulin trong cơ thể. Ăn nhiều bánh mì trắng làm tăng lượng testosterone gây mụn trứng cá.