Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

BỊ NÓNG TRONG NGƯỜI NÊN ĂN UỐNG GÌ THÌ TỐT CHO SỨC KHỎE

1. Tại sao lại bị nóng trong người


a.  Bên trong:


Chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Cụ thể là gan và thận suy yếu nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại và chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.


b. Bên ngoài: 


- Dùng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh).
- Sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá...).
- Uống quá ít nước, không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.
- Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh nên sinh nhiệt.
- Do thức đêm thường xuyên, stress trong công việc.

2. Nóng trong người nên ăn uống gì


- Dùng thực phẩm mát như mồng tơi, rau má, rau ngót, bột sắn dây, đậu xanh, đậu đen.
Nóng trong người cơ thể lúc nào cũng thấy nóng, da khô... ta nên ăn một số loại trái cây giúp thanh nhiệt cơ thể một cách hiệu quả gồm:
     + Dưa hấu: Vị ngọt tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt 
     + Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt tiêu thử
     + Mướp đắng (khổ qua): Vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh hỏa tiêu thử
     + Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải thử, sinh tân chỉ khát, lợi tiểu tiện
     + Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, hàm chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các axit amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử
      + Mía: Vị ngọt, tính hàn, có công dụng giải nhiệt sinh tân, nhuận táo tư âm, dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo
     + Củ đậu: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh thử giải nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải rượu rất tốt. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm nộm, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch ép lấy nước uống giải khát.
- Thường xuyên tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ và chạy để ra nhiều mồ hôi. Việc tập thể dục rất quan trọng vì các loại thuốc tiêu độc đều không thể tiêu hết độc. Tập thể dục vừa đẩy độc tố ra khỏi cơ thể vừa tăng cường thể lực và chức năng toàn thân.
- Cố gắng giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress hay ức chế lâu dài.

Dịch âm đạo khi nào là xấu

Phiền toái và đôi khi gây khó chịu, nhưng tiết dịch âm đạo lại cần thiết trong cuộc sống của mỗi phụ nữ. Bạn chỉ lo lắng khi dịch thay đổi màu sắc hoặc có mùi. 

Chức năng chính của dịch âm đạo
Dịch được tiết ra để làm sạch cơ quan sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là trong những ngày sau khi kết thúc chu kì kinh nguyệt hàng tháng. Chức năng của nó là để loại bỏ các tế bào và dịch cũ ra khỏi tử cung và âm đạo. Đó là cách tự nhiên để giữ cho tử cung, cổ tử cung và âm đạo sạch sẽ.
Tiết dịch như thế nào là bình thường?

Theo Tiến sĩ Phụ khoa Prachi Kakkar, lượng dịch tiết ra khác nhau ở mỗi người, vì vậy những gì là bình thường với người này có thể không bình thường ở người kia. Bên cạnh đó, số lượng và cường độ khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như stress, nhiễm trùng, bệnh tật, sử dụng kháng sinh, tuổi tác và mang thai.
Trong khi một số phụ nữ có thể bị tiết dịch hàng ngày, không kể đến những ngày có kinh, những người khác có thể chỉ thỉnh thoảng mới tiết dịch. Dịch tiết ra là bình thường khi có màu trong suốt hoặc hơi trắng, không có mùi hôi và không đặc sệt.
Khi nào nên lo lắng
Dịch tiết âm đạo có thể là dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh ở tử cung như viêm nhiễm tại chỗ hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn như u xơ tử cung. Trong trường hợp này, sự tiết dịch có thể xảy ra đột ngột, nhiều. Mặt khác, người bệnh cũng có thể có cảm giác cực kỳ khô rát ở khu vực âm đạo khi nó hoàn toàn không có dịch. Dù là biểu hiện nào cũng đáng báo động.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý khi có thay đổi ở dịch tiết. Nếu dịch đổi màu, trở nên vàng hoặc xanh hoặc vón cục màu trắng như sữa đông và nếu nó có mùi tanh hoặc mùi khó chịu, có nghĩa là bạn đã bị viêm nhiễm. Có thể là nhiễm nấm men, viêm âm đạo hoặc thậm chí là bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu. Tin tốt là những bệnh viêm nhiễm này có thể được điều trị bằng thuốc uống và nếu bạn tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bệnh có thể được loại bỏ trong vòng vài tuần.
Nhận biết dấu hiệu dịch tiết có vấn đề
- Nếu đột ngột bị tiết dịch nhiều, bạn hãy kiểm tra xem đã bị tình trạng này bao lâu.
Tương tự, nếu đột ngột bị khô âm đạo hoặc không tiết dịch trong vài ngày trong khi trước đây bạn vẫn tiết dịch bình hường. Tốt nhất bạn không nên để tình trạng này kéo dài quá một tuần mới đi khám bác sĩ.
-Sự thay đổi về màu sắc và mùi của dịch tiết là một chỉ báo của viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm biểu hiện bằng dịch tiết có màu vàng, xanh, xám hoặc vón cục và có mùi khó chịu.
- Bạn có thể bị lây nhiễm nếu quan hệ tình dục với người bị nhiễm Chlamydia hoặc bệnh lậu.
- Nếu bạn bị đau khi giao hợp hoặc nếu âm đạo bị sưng/khô, có thể bị nhiễm trùng cổ tử cung.
- Không nên điều trị tại nhà bằng cách thụt rửa hoặc các sản phẩm vệ sinh âm đạo mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều đó sẽ làm tăng khả năng giết chết các tế bào lành mạnh trong âm đạo.
- Một số bệnh viêm nhiễm thường hay tái phát, vì vậy nếu bạn đã điều trị một lần, đừng cho rằng sẽ không phải điều trị lần nữa. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lối sống, chế độ ăn uống và thuốc phù hợp để hạn chế tái phát bệnh.