Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Những con số thú vị liên quan đến “vùng kín” của người phụ nữ

"Vùng kín" là bộ phận cực kì quan trọng của người phụ nữ. Nhưng chị em đã hiểu hết những điều đặc biệt về bộ phận này chưa?

1. Màng trinh cách cửa âm đạo 1-2cm

Màng trinh phụ nữ là 1 màng mỏng nằm phía trong âm đạo, lui vào trong khoảng một đốt ngón tay, cách âm đạo từ 2-3 cm, có màu hồng nhạt.

Tùy theo cấu tạo của màng trinh mà có thể bị rách dễ hay khó. Thậm chí có những màng trinh rất dày, gây khó khăn trong lần quan hệ đầu, cũng có trường hợp phải lần thứ 2, 3 màng trinh mới bị rách. Trong lần đầu tiên quan hệ, màng trinh thường bị rách ra, và chảy 1 chút máu.

2. Âm vật có gần 8.000 đầu dây thần kinh

Âm hộ, hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo. Âm vật là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm, có gần 8.000 đầu dây thần kinh nằm ở giữa và phía trên của âm hộ, đầu âm vật được che một phần bởi nơi hai môi nhỏ hợp lại.
Nó là bộ phận duy nhất của con người được thiết kế để nhanh đạt được những hưng phấn tình dục. Khi kích thích vào âm vật sẽ làm cho người phụ nữ nhanh đạt được khoái cảm hơn.

3. 75% phụ nữ có thể bị nhiễm nấm âm đạo trong cuộc đời

Nhiễm nấm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở nữ giới. Phụ nữ mắc nấm đôi khi không có triệu chứng, có đến 20-50% phụ nữ khỏe mạnh khi xét nghiệm dịch âm đạo có nấm nhưng không biểu hiện thành bệnh.
Khoảng 75% phụ nữ thường bị nhiễm nấm âm đạo tại một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống. Nhiễm nấm men cũng là một loại nhiễm trùng âm đạo và rất phổ biến, thường gặp ở chị em với các triệu chứng như ngứa, âm đạo bị sưng đỏ, dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi… 

Suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể cũng là một nguyên nhân gây nấm âm đạo. Những chị em thường xuyên lo âu, stress, thay đổi nội tiết… cũng có nguy cơ mắc tình trạng nhiễm nấm. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như mang thai , bệnh tiểu đường, điều trị với một số loại thuốc (háng sinh), hoặc uống viên thuốc ngừa thai, nhiễm nấm âm đạo có thể xảy ra.

4. Tử cung có thể tăng 500 lần khi mang bầu

Tử cung thông thường là cơ bắp nhỏ nằm trong xương chậu của người phụ nữ. Vì có nhiệm vụ chứa và nuôi dưỡng, bảo vệ thai nhi nên khi mang thai, tử cung của người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, rõ rệt nhất là về kích thước. 
Thông thường, tử cung có hình quả lê. Đến tháng thứ 3 của thai kì, tử cung có dạng hình cầu. Từ tháng thứ 7 trở đi, tử cung có dạng hình quả lê lộn ngược. Những tháng đầu, tử cung to dần và vượt qua khỏi khung xương chậu. Từ tháng thứ 4 chúng kéo dài đến cả vùng bụng. Tử cung đạt đến mức cao nhất vào lúc chuẩn bị sinh nở và lúc này, kích thước tử cung đã tăng rất nhiều lần so với bình thường, thậm chí có thể tăng tới 500 lần.

5. Có khoảng 15 loại vi khuẩn "trú ngụ" trong "vùng kín" của người phụ nữ

Âm đạo là nơi chứa nhiều vi khuẩn thứ 2 trong cơ thể, chỉ sau ruột. "Vùng kín" của người phụ nữ vốn là nơi ẩn chứa của nhiều loại vi khuẩn, nhưng chính đặc điểm này lại tạo nên sự cân bằng môi trường bên trong âm đạo. Sự cân bằng này có tác dụng ngăn chặn các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào các mô âm đạo, cân bằng độ PH, giữ lại những yếu tố có lợi cho sức khỏe của âm đạo. Nếu sự cân bằng giữa các vi khuẩn bị xáo trộn sẽ dẫn tới nhiễm trùng và viêm nhiễm. 
Chúng ta biết đến những khả năng tuyệt vời của "vùng kín" nhưng nhiều khi lại quên mất rằng có khoảng 15 loại vi khuẩn "làm tổ" thường trực ở trong vùng nhạy cảm này. Sự có mặt của những vi khuẩn này tạo ra một môi trường axit ở bên trong và có ảnh hưởng đến sự sinh sản của phôi thai.